Tượng Quan Công là một trong những vật phẩm phong thủy mang nhiều năng lượng, thường được bày trí và thờ cúng trong nhà, nơi làm việc để bảo vệ, mang may mắn đến cho gia chủ, trách kẻ tiểu nhân hãm hại và còn có hiệu quả rất tốt trong việc trấn trạch trừ tà. Để tượng Quan Công phát huy được sức mạnh và hiệu quả, có nhiều năng lượng bảo vệ gia chủ thì phải đặt tượng đúng vị trí. Dưới đây là một số vị trí đặt tượng Quan Công trong nhà chuẩn phong thủy mà bạn có thể tham khảo.
Một số tượng Quan Công thường gặp và ý nghĩa
Tượng Quan Công có rất nhiều hình tượng khác nhau, có thể kể đến như:
1. Tượng Quan Công cưỡi ngựa
Quan Công là võ tướng tài năng xuất chúng, có công lớn trong việc lập nhà Hán Thục. Hình tượng Quan Công cưỡi ngựa xuất phát từ câu chuyện Quan Vũ cưỡi ngựa xích thố, vượt 5 cửa ải và chém đầu 6 tướng sau khi chia tay Tào Tháo ở trận Quan Độ để về với quân của Lưu Bị. Đây là một trong những mẫu tượng được đánh giá là có năng lượng mạnh, có hiệu quả tốt trong việc trấn trạch, trừ tà.
Đặt tượng Quan Công cưỡi ngựa trong phòng khách sẽ giúp gia chủ có ý chí vượt qua khó khăn, tránh bị tiểu nhân hãm hại, được thăng tiến, thuận lợi hơn trong sự nghiệp. Quan Công còn được gọi là Phục Ma Đại Đế, do đó tượng của ngài có thể chống lại tà ma ngoại đạo, trấn áp hung khí mang lại bình an cho gia đạo. Tượng có thể được đặt ở hướng nhà bị sao xấu chiếu đến, những hướng nhà xấu với mệnh và tuổi của gia chủ hoặc những căn phòng nhiều âm khí, dễ sinh ra bệnh tật, tai họa.
2. Tượng Quan Công Hướng Đao Về phía trước trấn ải
Tượng Quan Công trấn ải hay Quan Công cầm đao hướng xuống đất tượng trưng cho tinh thần cảnh giác cao, dù chiến thắng nhưng không thể khinh suất. Mẫu tượng này mô tả Quan Công có gương mặt đỏ cương quyết dữ dằn, râu dài, trên tay cầm thanh Long Đao chống xuống đất.
Đây là mẫu tượng phong thủy trấn trạch, có ý nghĩa bảo vệ chủ nhân, trấn giữ những điều hung tà, không phải là tượng trang trí hoặc cầu tài lộc. Tượng thường được đặt ở hành lang cầu thang, cửa ra vào để trấn áp hung khí, sát khí, đề phòng gia chủ bị kẻ tiểu nhân hãm hại. Bên cạnh đó, những người làm về tài chính, chủ doanh nghiệp, giám đốc… nên đặt tượng Quan Công ở sau lưng hoặc phòng làm việc để tăng uy lực, hạn chế bị kẻ xấu hãm hại.
Ngoài các tượng kể trên thì còn có một số mẫu tượng cũng mang ý nghĩa phong thủy, có tác dụng tốt trong việc trấn trạch trừ tà có thể kể đến như tượng Quan Công múa võ, tượng Quan Công cầm Thanh Long Yển Nguyệt đao dát vàng, tượng Quan Công hàng long…
Vị trí đặt tượng Quan Công chuẩn phong thủy
Tượng Quan Công dù ở tư thế đứng, ngồi, trừng mắt nhìn quân thù hay cưỡi ngựa đều mang đến năng lượng rất mạnh. Đặc biệt, người ta còn quan niệm rằng, tượng có gương mặt càng dữ thì hiệu quả Trấn trạch và khả năng bảo vệ càng mạnh. Các vị trí đặt tượng chuẩn phong thủy thường gặp gồm:
1. Vị trí đặt tượng Quan Công ở phòng khách
Tượng Quan Công đặt ở phòng khách có thể ngăn tà khí, xua đuổi quỷ dĩ, giúp cho gia chủ và gia đạo được bình yên an lạc. Tượng cần đặt ở vị trí cao, đối diện với cửa ra vào, với những ngôi nhà vị trí xấu thì cần được đặt ở hướng thẳng ra cửa chính. Các hướng mà gia chủ có thể đặt tượng Quan Công có thể kể đến như:
- Hướng Đông Nam: Được gọi là hướng tài lộc, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, buôn bán thuận lợi, ăn nên làm ra
- Hướng Nam: Được gọi là hướng danh vọng, thích hợp với những người làm chính trị, có vị thế để giúp họ có thêm sự kính nể từ cấp dưới.
- Hướng Đông Bắc: Được gọi là hướng tri thức, giúp gia chủ kiên trì, có ý chí sắt đá trong học tập và công việc
- Hướng Bắc: Được gọi là hướng quan lộc, có thể giúp gia chủ thăng tiến trong công việc, phù hợp với người làm trong lĩnh vực chính trị.
- Hướng Tây Bắc: Đây là hướng thuộc cung Quý Nhân, người thờ tượng Quan Công ở hướng này thường được quý nhân phù trợ, tránh được kẻ tiểu nhân hãm hại.
Với trường hợp nhà ở hướng Chính Tây, Chính Bắc hoặc Tây Bắc, có thể đặt tượng ở trung tâm của căn nhà hoặc của phòng khách.
2. Cách đặt tượng Quan Công theo bản mệnh của gia chủ
Theo phong thủy bát trạch thì sẽ có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu. Bát trạch không phải là mê tín, nó được áp dụng vào việc xây nhà, bố trí cửa hàng, nơi làm việc, tương ứng với 8 hướng trong nhà. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có bản mệnh khác nhau nên các hướng tốt xấu cũng sẽ không giống nhau. Khi đặt tượng theo bản mệnh gia chủ, nên tham khảo các thầy phong thủy để có vị trí đặt tượng chính xác nhau. Cần tránh đặt tượng theo 4 hướng sau:
- Ngũ quỷ: Dễ gặp chuyện thị phi, tình cảm vợ chồng sứt mẻ
- Họa hại: Dễ gây chia rẽ gia đình, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
- Lục sát: Có thể khiến người nhà có nguy cơ thương tật, làm tiêu tốn tiền bạc
- Tuyệt mệnh: Gia đình dễ có chuyện buồn, không tốt về đường con cái.
3. Vị trí đặt tượng Quan Công trên bàn làm việc
Tượng Quan Công đặt ở bàn làm việc có thể giúp tăng sức ảnh hưởng của người lãnh đạo với cấp dưới. Với người làm việc trí óc, tượng có thể giúp họ kiên trì, bền bỉ hơn; còn có người trí thức, học giả, tượng sẽ giúp họ thuận lợi trong việc học tập, thi cử.
Các vị trí đặt tượng theo phong thủy trong văn phòng làm việc có thể kể đến như:
- Với những văn phòng nằm ở hướng xấu, tượng Quan Công nên đặt ngay hướng ra cửa chính, nên đặt tượng ở 1 góc thông thoáng để hóa giải hung khí, sát khí.
- Với những người có tầm ảnh hưởng, chức vị lớn trong doanh nghiệp, tổ chức chính trị thường gặp rắc rối với đối thủ, dễ bị hãm hại thì nên đặt tượng ở một chiếc bàn nhỏ sau lưng trong phòng làm việc để được Quan Công che chở, độ trì.
- Tượng Quan Công đặt trên bàn làm việc cũng có thể bảo vệ chủ nhân, mang đến may mắn, giúp cầu tài lộc rất tốt.
4. Những vị trí không nên đặt tượng Quan Công
Tùy theo tuổi, bản mệnh và nguyện vọng của gia chủ mà xác định hướng đặt tượng Quan Công phù hợp. Tuy nhiên, cần tránh đặt tượng ở một số vị trí sau đây:
- Tượng Quan Công không nên đặt ở dưới gầm cầu thang, những vị trí khuất, tầm nhìn hẹp
- Tuyệt đối không hướng mặt tượng về phía phòng ngủ, nhà vệ sinh để tránh phạm bất kính, làm gia đình lục đục, thường xuyên bất hòa
- Không đặt tượng sát sàn nhà, trong tủ kính, két sắt, nhà vệ sinh, phòng ngủ… sẽ làm gia chủ suy giảm sức khỏe, nếu nhà có trẻ con sẽ khiến trẻ hay quấy khóc
Một số lưu ý khi đặt tượng Quan Công trong nhà
Khi đặt tượng Quan Công trong nhà, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tuyệt đối không đặt tượng ở chỗ thờ cúng, đây là vị trí dành riêng để thờ Phật, Bồ Tát, ông bà tổ tiên
- Khi đặt tượng, gia chủ phải là nam, tuổi từ 25 trở lên, thân mang dương khí, trưởng thành, chín chắn thì tượng mới hiệu nghiệm, linh thiêng
- Tượng cần đặt ở vị trí cao, cách sàn nhà 50cm, đối diện với cửa ra vào thì Ngài mới có thể quan sát được mọi vật mọi việc, trấn áp được hung khí, sát khí, trừ được tà ma xâm nhập
- Nếu trang trí tượng cho hợp phong thủy thì không cần làm lễ khai quang điểm nhãn nhưng nếu thờ cúng thì khi thỉnh tượng, cần làm lễ hô thần nhập tượng, khai quang điểm nhãn. Tượng Quan Công sau khi khai quang sẽ trở thành chấn khí, có được năng lượng phong thủy, có khả năng trấn trạch trừ tà
- Khi thỉnh tượng, lúc di chuyển, chở tượng bằng xe thì nên đặt tượng hướng mặt về phía trước, trước khi làm lễ khai quang điểm nhãn cần phủ vải điều đỏ.
- Quan Công là người phàm ăn, quy y cửa Phật sau khi hiển thánh nên mâm cỗ thờ nên bao gồm cỗ chay lẫn cỗ mặn.
- Ngày biện cỗ thường là mùng 1, ngày rằm, ngày vía Quan Công, các ngày bình thường thì chỉ cần trà nước và dâng hương là đủ.
- Tuyệt đối không gỡ bỏ Thanh Long Yển Nguyệt Đao của Quan Công vì đây là vũ khí giúp Ngài thực hiện nhiệm vụ bảo hộ gia chủ.
- Luôn giữ cho tượng sạch sẽ, lau chùi thường xuyên để tượng phát huy hết tác dụng phong thủy.
Như vậy, hẳn với những thông tin trên quý vị đã nắm được các vị trí đặt tượng Quan Công trong nhà chuẩn phong thủy. Trước khi thỉnh và thờ tượng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về các loại tượng cũng như vị trí, cách thờ để tượng mang lại ý nghĩa phong thủy tốt nhất cho bản thân và gia đạo.
Liên hệ ngay với chúng tôi:
GIA HUY DECOR – TRANG TRÍ NỘI THẤT & QUÀ TẶNG
Địa chỉ: V11-A06, khu đô thị The Terra An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0934.655.955 hoặc 0778.288.688
Email: giahuydecor19@gmail.com