Để bài trí sắp xếp cúng bàn thờ gia tiên đúng chuẩn không phải ai cũng biết. Đây cũng là một trong những lễ nghi nhiều người thắc mắc. Bởi bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng và cũng là nơi lòng thành kính với những người đã khuất. Sau đây Gia Huy Decor sẽ gửi đến các bạn cách bài trí bàn thờ gia tiên đúng cách chuẩn phong thủy và những lưu ý khi bài trí để có thể thu hút tài lộc, đón vận may vào nhà.
Bàn Thờ Gia Tiên Cần Có Những Gì?
Đối với cuộc sống của người Việt thì bàn thờ gia tiên là nơi để con cháu trưởng nhớ đến ông bà và đây cũng là nơi để phù hộ độ trì cho con cháu trong nhà khỏe mạnh may mắn. Bình thường đến ngày rằm và mùng một hàng tháng còn cháu cúng bàn thờ gia tiên.
Cho dù cúng ít hay nhiều thì lễ cúng thường có một bó nhang, đĩa hoa quả hay một đĩa xôi và khoanh giò, gà luộc nguyên con thể hiền lòng thành kính. Bên cạnh đó là bộ đồ thờ bát tràng được bày trí trang trọng trên bàn thờ. Tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình bạn mà chúng ta bày trí bàn thờ gia tiên sao cho hợp lý và đúng cách nhất. Một bàn thờ gia tiên đầy đủ sẽ gồm có những thứ như sau: Khám thờ, ngai thờ, ảnh thờ, đèn thái cực, bộ đỉnh hương, bình cắm hoa, đĩa đựng lễ hoặc hoa quả, cặp chân nến, bát hương, 3 chén nước, chóe đựng nước, nậm rượu, ống hương, đũa thờ và kỷ cắm đũa, cây vàng khối,… Ngoài ra còn có các vật dụng trang trí xung quanh bàn thờ gia tiên như giấy dán câu đối, lọ lộc bình, tranh gốm sứ,… Để có những trình bài cúng bàn thờ thì không phải gia đình nào cũng có điều kiện, bạn có thể tham khảo những món hợp lý sau: Bộ ba bát hương, mâm bồng (đĩa đựng hoa quả), nậm rượu, đèn thờ, lọ hoa. Để có một bàn thờ gia tiên đúng chuẩn thì thì khâu chuẩn bị khá quan trọng.
Cách Bài Trí Sắp Xếp Bộ Đồ Thờ Trên Bàn Thờ Gia Tiên
Để có đồ thờ cúng đầy đủ thì có rất nhiều loại, phụ kiện kèm theo và phong thủy cũng được chia làm các ngũ hành khác nhau. Bạn có thể dựa vào các yếu tố ngũ hành để sắp xếp sao cho bàn thờ gia tiên phù hợp với phong thủy nhất.
Sơ Đồ Sắp Xếp Bàn Thờ Gia Tiên Chuẩn Theo Phong Thủy
Trong các nhà thờ gia tộc hay đình chùa thường thấy có khám thờ. Nó được làm bằng gỗ chạm khắc công phu tỉ mỉ tinh xảo và thường được đặt sau cũng sát vách tường. Chủ yếu có tác dụng đựng bài vị của gia tiên.
- Ngai thờ còn có tác dụng như khám thờ và có thể thay thế cho khám thờ. Bởi nó thường được thiết kế nhỏ gọn và đơn giản nên hay được nhiều gia đình sử dụng hơn.
- Còn đối với những gia đình có điều kiện nhất định thường bài trí bức hoành phi. Bởi nó được treo cao nhất trên tường và ngay phía sau cùng bàn thờ gian tiên và kèm theo 2 câu đối thường được treo ở 2 bên bàn thờ, ngang hàng với bức Hoành phi. Ý nghĩa của câu đối thừng là: công đức lưu truyền cho con cháu đời sau, phù hộ và soi sáng đường đi, lối bước cho con cháu.
- Bộ đỉnh hương bao gồm 3 bộ phận là lư hương và đôi đèn thường được làm bằng bằng hạc sứ. Lư hương được đặt ở giữa bàn thờ và 2 bên có thể là đôi nến bằng đồng hoặc 2 con hạc sứ. Hương trầm thường được các gia chủ để đốt nhầm thể hiện lòng thành kính đến ông bà.
- Bát hương theo thông lệ thì được dùng số lẻ như 1 bát hoặc 3 bát hương trên bàn thờ. Đối với việc đặt bát thương trên bàn thờ gia tiên rất quan trọng và để đầy đủ nhất nó phải tuân thủ theo 3 cấp bậc. Bên cạnh đó mà vị trí đặt bát hương sẽ như sau: nhìn từ phía trước, bát hương chính giữa sẽ là thần linh, bên trái là bà cô Tổ, bên phải sẽ là gia tiên. Bát hương thần linh thường cao hơn so với 2 bên và tất cả 3 bát hương phải được đặt trên bục chắc chắn. Vì vậy để thờ cúng cho đúng chuẩn phong thủy thì vị trí bàn thờ hay việc sắp xếp các đồ thờ như bát hương không phù hợp sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình.
- Cặp chân nến thường được đặt 2 bên góc của bàn thờ, và chất liệu chân nến bằng sứ thường hay được sử dụng. Theo người xưa nói lại ý nghĩa 2 chân nến này là từ trong nhìn ra, bên trái tượng trưng cho mặt trời, còn bên phải tượng trưng cho mặt trăng.
- Kỷ chén thường đặt ngay phía trước bàn thờ. Chén thường đựng nước hoặc rượu trước khi làm lễ cúng. Nên bạn chú ý thay nước trong chén và chóe cho thanh tịnh.
- Ống cắm hương thường đặt bên phải bàn thờ hưởng nhìn làm lễ cúng bái.
- Đối với mâm quả hay còn thì đặt bên trái bàn thờ hướng từ ngoài nhìn vào, và ngược lại bình hoa sẽ dặt bên phải bàn thờ. Cũng tùy điều kiện gia chủ mà có thể đặt đối xứng mỗi loại 2 bên.
- Lọ lộc bình thì bạn nên chọn lọ lộc bình bằng sứ là tốt nhất, đặt 2 bên bàn thờ là được.
Những Lưu Ý Khi Bài Trí Sắp Xếp Bàn Thờ Gia Tiên
Để đặt đúng cách bài trí bàn thờ thì không chỉ khiến người đã khuất an định mà còn phù hộ cho gia chủ và con cháu luôn gặp may mắn mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống. Bởi vậy gia chủ nên lưu ý một số điều sau để sắp xếp bài trí cho bàn thờ gia tiên một cách hợp lý nhất.
Đặc biệt sau đây:
- Đồ lễ hoa quả trên ban thờ phải tươi không được dùng đồ khô héo.
- Còn không gian phòng thờ sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp như vậy sẽ tốt.
- Gia chủ nên chú ý hướng bàn thờ nên quay ra cửa chính
- Đối với bát hương phải làm bằng chất liệu sứ, và quay mặt nguyệt phía trước
- Bạn không dùng đén chiếu, đèn dọi vào bàn thờ tổ tiên
- Tuyệt đối không đặt bàn thờ dưới xà nhà vì theo phong thủy, sẽ là vật đè nặng nên đầu, không tốt cho gia chủ.
- Tránh đặt bàn thờ trên nóc tủ
- Không nên đặt bàn thờ giữa nhà mà nên đặt sát tường.
- Tốt nhất không nên đặt bàn thờ đối diện với nhà bếp
- Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối diện nhau trong 1 gian thờ.
- Chỗ đặt ban thờ phải cách xa khu vệ sinh, nhà tắm.
- Vật liệu làm bàn thờ nên sử dụng gỗ long não, đàn hương thì tốt nhất. Phần này cũng tùy thuộc vào điều kiện gia đình bạn.
Trên đây là cách bài trí sắp xếp bàn thờ gia tiên và những lưu ý cần thiết khi bố trí đặt bàn thờ tổ tiên. Hi vọng qua thông tin chia sẻ của Gia Huy Decor bạn có thể hiểu thêm nhiều chi tiết nhỏ để cẩn thận hơn khi bài trí ban thờ đúng phong thủy nhất.
Liên hệ ngay với chúng tôi:
GIA HUY DECOR – TRANG TRÍ NỘI THẤT & QUÀ TẶNG
Địa chỉ: V11-A06, khu đô thị The Terra An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0934.655.955 hoặc 0778.288.688
Email: giahuydecor19@gmail.com