Ngựa được coi là loài vật gắn kết và thân thiết với con người. Tượng ngựa trong phong thuỷ mang nhiều ý nghĩa tốt trong kinh doanh, sự nghiệp và đường tài lộc cho gia chủ.
Ngựa trong văn hóa Phương Đông và Phương Tây
Ý nghĩa ngựa trong văn hóa Phương Đông
Ngựa là một trong những loài vật gắn bó với cuộc sống của con người, là 1 trong “lục súc” (ngựa, trâu, bò, cừu, dê, chó, lợn) là những con vật đã đầu tiên được thuần hóa phục vụ cho đời sống của người Á Đông.
Cả trong văn hóa phương đông và phương tây, ngựa đều có vai trò quan trọng và sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. Trong Phương Tây ngựa được biết qua hình tượng Nhân Mã (người ngựa) – cung thứ 9 trong 12 chòm sao, hình tượng thần Chiron (cung thủ người ngựa, tay dương cung) – người đã dạy cách chiến đấu cho nhiều thần thoại Hy Lạp, trong những cung điện hoàng gia …Trong khi đó ở Phương Đông ngựa được biết đến với mốt số hình tượng như: ngựa sắt trong truyền thuyết Thánh Gióng, ngựa Bạch Long Mã trong Tây Du Ký, Ngựa Xích Thố trong Tam Quốc Diễn Nghĩa…
Ý nghĩa ngựa trong văn hóa Phương Tây
Là khả năng chinh phục, vinh quang và chiến thắng mà đại diện tiêu biểu là “Con ngựa thành Troy”. Còn văn hóa Phương Đông, ngựa tượng trưng cho tính Dương, đại diện cho hành Hỏa trong ngũ hành. Một số nước ngựa tượng trưng cho mặt trời tỏa sáng. Ngựa phương đông gắn liền với hình ảnh xông pha trận mạc, vào sinh ra tử với các chiến binh. Do đó, ngựa được coi là chiến mã, tượng trưng cho thần tốc, sự dũng mãnh và lòng kiên hãnh.
Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan, sống gần người và rất trung thành. Hình ảnh ngựa vừa đi liền với cuộc sống thường ngày như kéo xe, đua ngựa, tải đồ, cưỡi ngựa… vừa là hình ảnh đại diện cho chiến trường, trận mạc và chiến thắng. Khi các loại xe và phương tiện hiện đại chưa phát triển, không có một vị tướng thành công nào mà không có riêng cho mình một chú ngựa tốt. Ngựa cũng là loài vật chạy nhanh và bền sức thường được dùng để báo tin chiến thắng trở về. Do đó ngựa luôn mang một ý nghĩa tốt trong phong thủy. Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng khá nhiều bời văn hóa du nhập từ Trung Quốc, do đó các hình tượng về ngựa thường dùng hiện nay cũng được bắt nguồn từ đây.
Một số hình tượng ngựa trong phong thủy phổ biến
Bát mã truy phong
Trong tiếng Hán, Bát là số 8 và truy phong là phi trong gió. Do đó khi nghe cụm từ Bát mã truy phong người ta có thể hình dung ra hình ảnh tám chú ngựa đang phi nước đại về cùng một hướng vô cùng dũng mãnh, thể hiện cho tinh thần đoàn kết, một lòng một dạ trung thành.
Trong tiếng Hán, “Bát” được phát âm gần với “Phát” có ý nghĩa khởi đầu rất tốt. Ngài ra số tám (bát) được sử dụng khác nhiều trong phong thủy và các thần thoại Trung Quốc như: Bát tiên (tám vị tiên trên núi Bồng Lai), Bát quái (trong Kinh Dịch), Bát chính đạo (tám đức tính trong đạo Phật giúp con người tìm ra con đường siêu thoát, được thể hiện bằng bông sen tám cánh)…
Hình ảnh Tám ngựa trong Bát mã truy phong bắt nguồn từ thời nhà Chu. Chu Mục Vương có tám con ngựa vô cùng đặc biệt gọi là Bát Tuấn (Xích Ký, Ðạo Ly, Bạch Mã, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lưu, Duyên Nhĩ). Xa phu điều khiển Bát Tuấn có tên Tạo Phụ. Tạo Phụ thường xuyên chở Chu Mục Vương đi vi hành khắp nơi trên cỗ xe ngựa đặc biệt do 8 con ngựa kéo. Vào thời này cuộc sống phồn thịnh ấm no, do đó các họa sĩ đã họa lại hình ảnh tám con ngựa này và gọi là Bát Tuấn Đồ để ghi nhớ sự thịnh vượng và phồn vinh của đất nước. Về sau hình tượng Bát mã tuấn đồ hay còn gọi là Bát mã truy phong được gắn với ý nghĩa kinh doanh phát đạt, thành công và thịnh vượng.
Bát mã vượt biển
Ngựa đại diện cho hành hỏa, Biển (nước) đại diện cho hành thủy, đây là sự đối lập và tương khắc với nhau trong Ngũ hành (hỏa khắc thủy). Ý nghĩa của bức Bát Mã vượt biển này là ý chí mạnh mẽ, kiên trì, phấn đấu vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn và nhất định sẽ thành công.
Bát mã tung vó trên thảo nguyên
Đây là hình ảnh ngựa (hỏa) và thảo nguyên (đất, cây cỏ) tượng trưng cho hành Mộc và Thổ. Ba nguyên tố này nằm trong mối quan hệ tương sinh ngũ hành: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ. Ý nghĩa của bức Bát mã này có nghĩa là sự may mắn và tài lộc.
Mã đáo thành công
Mã đáo thành công là một trong những câu chúc thông dụng trong những dịp đầu năm hay trong ngày khai trương. Câu chúc này bắt nguồn từ các tích truyện của người Trung Hoa. Khi xưa người Trung Hoa lên phương Bắc sinh sống, vùng này vốn có nhiều ngựa hoang khỏe mạnh, dẻo dai. Do đó vào mỗi mùa xuân, người ta sẽ dùng những chú ngựa đã được huấn luyện để lôi kéo đàn ngựa hoang về để thuần hóa phục vụ con người. Tuy nhiên việc thả ngựa đi cũng giống như bắt đầu kinh doanh, có rất nhiều khả năng có thể sảy ra mà khó có thể đoán trước được nó có thành công hay không.
Ngựa đi có thể quay về hoặc không. Ngựa không quay về có thể là do bị thú dữ tấn công hoặc đã nhập vào đàn ngựa hoang đó; Ngựa quay về một mình là hòa vốn; Ngựa về kéo theo đàn là thành công, trong kinh doanh là có lãi. Do đó dù thế nào đi chăng nữa thì việc ngựa quay trở về cũng đã là mốt sự thành công cho người huấn luyện ngựa rồi. Mã đáo thành công dịch sát nghĩa đó là ngựa quay về là thành công (mã = ngựa, đáo trong đáo hạn và còn nghĩa khác là quay về). Từ đó câu chúc, tranh vẽ, tranh gỗ Mã đáo thành công được sử dụng rộng rãi với ý nghĩa cầu chúc kinh doanh nhất định thành công.
Ngựa đại diện sự dẻo dai, bền sức, dũng mãnh và trung thành. Do đó mà ngựa được sử dụng khá nhiều trong phong thủy gia đình. Sử dụng ngựa không nhất thiết phải là Bát mã mới được mà còn có thể dùng với những số lượng khác như 2, 3, 6, 9. Tránh dùng các số 4 và 5 vì theo văn hóa Trung Quốc bốn đọc là tứ phát âm tiếng Hán gần với tử nên không tốt, còn số 5 thường gắn liền với cực hình Ngũ mã phanh thây, do đó không sử dụng hai số này.
Mã đáo song hành
Không mang ý nghĩa tài lộc công danh mà có tác dụng hỗ trợ phong thủy là chủ yếu, giúp hóa giải sát khí từ sao Nhị Hắc (một sao thuộc hành Thổ, hung – đem lại vận xui, sa sút và bệnh tật).
- Tam mã: ý nghĩa cầu tài lộc công danh, thành công thuận lợi. Tam mã thuộc hành Thổ, giúp phát huy Thổ khí, nên treo ở bàn làm việc hoặc vị trí tài vị trong nhà phía hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ.
- Lục mã: lục phát âm gần với “lộc”, mang ý nghĩa tài lộc trong kinh doanh và cho các thành viên trong gia đình.
- Cửu mã: Cửu trong vĩnh cửu có ý nghĩa bền vững, việc gì làm cũng được và không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xấu.
- Nhất ngựa: nhiều người quan niệm nên tránh sử dụng Nhất ngựa vì nó gợi nên câu “Đơn thương độc mã” – một người chiến binh cô độc không có sự đoàn kết, sức mạnh khó đủ để đánh quân thù. Tuy nhiên nhiều ý kiến khác cho rằng khi chỉ có một con ngựa chứng tỏ được sự mạnh mẽ nhất, may mắn nhất, thành công nhất nên chỉ thích dùng một con ngựa để thể hiện cái “ngông” của mình.
Cách sử dụng tượng ngựa theo phong thủy
Theo phong thủy, ngựa mang đến sức mạnh và điều lành nhưng lại khắc với những người tuổi Tý (sinh năm 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008). Do đó những người tuổi Tý không nên treo tranh, tượng ngựa trong nhà. Ngựa hợp với những người tuổi Dần, Tuất, Hợi nên những tuổi này treo tranh hoặc chơi tượng ngựa rất có lợi.
Tranh ngựa/ tượng gỗ ngựa bát mã truy phong thích hợp trưng/biếu/tặng vào những dịp đầu năm mới hoặc khai trương với ý nghĩa khởi đầu nhanh như ngựa, bền vững dẻo dai và kiên trì bốn phương tám hướng dù đi hướng nào cũng thành công.
Cách đặt tượng ngựa bằng gỗ đúng chuẩn phong thuỷ
Ngựa trong phong thuỷ với ý nghĩa đại cát đại lợi, mang đến tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, đặt tượng ngựa phong thuỷ trong nhà cần đặt đúng vị trí để phát huy hết giá trị phong thuỷ của pho tượng.Trước khi quyết định mua tượng hoặc tranh ngựa phong thủy, gia chủ nên xem xét cẩn thận về chất liệu, kiểu dáng phù hợp và xác định hướng nhà, vị trí đặt ngựa cho hợp phong thuỷ, không nên đặt tùy tiện.
Ngựa thuộc Ngọ nên đặt theo hướng Nam. Với người tuổi Tí (chuột) không nên bài trí con ngựa tại hướng Nam vì hướng chính Nam do ngựa quản lý xung khắc với chuột. Trong “Bát quái” ngựa thuộc quẻ Càn (Thiên môn) ứng với Ngũ hành thuộc Kim, nếu người tuổi Tí bài trí con ngựa tại hướng Nam (hướng Nam thuộc Hỏa) thì sẽ xuất hiện “Hỏa đốt Thiên môn”, tức trong nhà sẽ xuất hiện 3 tình huống xấu. Đó là: Người trong nhà dễ bị đau đầu, choáng đầu; con cái không hiếu thuận, hay tranh cãi với cha mẹ; người trong nhà hay bị ho, đau phổi. Cách hóa giải đơn giản nhất là chuyển con ngựa sang chỗ khác. Nên đặt tượng ngựa hay tranh ngựa hướng ra cửa vì theo phong thủy sẽ mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Như vậy, ngựa trong phong thuỷ có ý nghĩa chính là mang đến tài lộc, may mắn và sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và hỗ trợ thăng tiến trong sử nghiệp. Do đó, hình ảnh những chú ngựa trong tư thế chạy về phía trước luôn là biểu tượng “Mã đáo thành công” được nhiều người ưa chuộng và bài trí trong phòng khách gia đình hay phòng làm việc, đặc biệt là đối với những người làm công việc kinh doanh, buôn bán.
Gia Huy Decor cung cấp nhiều sản phẩm trang trí mang hình tượng ngựa trong phong thuỷ mang nhiều ý nghĩa, cùng tham khảo nhé!
Liên hệ ngay với chúng tôi:
GIA HUY DECOR – TRANG TRÍ NỘI THẤT & QUÀ TẶNG
Địa chỉ: V11-A06, khu đô thị The Terra An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0934.655.955 hoặc 0778.288.688
Email: giahuydecor19@gmail.com