Các mặt hàng gốm sứ ở Việt Nam ngày càng phát triển và trở nên phổ biến với người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu đó, rất nhiều dòng gốm sứ đã xuất hiện trên thị trường gây khó khăn cho người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm gốm sứ và định giá sản phẩm. Hãy cùng Gia Huy tìm hiểu về 2 dòng gốm được ưu chuộng nhất và cách phân biệt giữa gốm tử sa và gốm sứ xương nhé!
Gốm tử sa là gì?
Gốm tử sa được làm từ đất tử sa hay là khoáng đất đây là loại đất tự nhiên có hàm lượng sắt cao được khai thác trực tiếp từ các mỏ núi đá ở Nghi Hưng và là loại đất có chất lượng tốt nhất để làm tượng làm ấm, độ bóng sáng mập mờ, ko diễm lệ. Bề ngoài lồi lõm như có cát mịn, nhìn kĩ có thể thấy được.
Gốm tử sa sở hữu màu nâu xám pha trộn thêm nhiều màu sắc có lẫn những hạt cát li ti tạo lên nét đẹp cổ điển của tượng đó là điều đặc biệt của gốm tử sa. Đặc biệt khi tạo hình gốm tử sa được làm từ sét đá cho nên khi va vào nhau tiếng đanh như kim loại chạm nhau.
Gốm tử sa thường hấp dẫn nghệ nhân không chỉ về vẻ đẹp trầm mặc, cổ điển, mang phong cách quý tộc , ngoài ra ấm tử sa khi pha trà, thưởng trà ngon hơn so với các loại ấm thông thường.
Gốm sứ xương là gì?
Gốm sứ xương hay còn gọi Bone China là sản phẩm sứ được tạo ra từ tro xương động vật, chủ yếu là từ xương bò, được nghiền mịn thành tro xương, trộn với đất sét và những loại khoáng chất khác, như tràng thạch (fensfat).
Đặc điểm của dòng sứ xương này là độ thấu quang cao, mỏng, trọng lượng nhẹ, có màu trắng ngà, chất lượng sứ xương phụ thuộc vảo tỉ lệ phần trăm xương trông hỗn hợp, sản phẩm sứ xương chất lượng thường có trên 30% tỉ lệ xương, đến 40-50%.
Và đồ gốm sứ xương có nguồn gốc từ là nước Anh, được người thợ gốm người Anh Josiah Spode sáng chế. Sứ xương nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ cao cấp, sang trọng, với chất lượng sản phẩm mỏng, độ trong và trắng, độ bền cao và chống sứt mẻ mang đến cho người dùng sự tin tưởng khi dùng.
Đặc trưng của gốm sứ xương: So với hầu hết các loại gốm sứ thông thường khác, sản phẩm sứ xương có độ trắng, độ trong (còn gọi là độ thấu quang) rất mỏng và rất bóng, màu hơi trắng ngà. Nhược điểm là dễ bị trầy xước trên mặt men, nhưng sản phẩm trông thật hấp dẫn và rất quyến rũ.
Sự khác nhau giữa gốm tử sa và gốm xứ xương
- Nhiệt độ để nung gốm tử sa thấp hơn gốm sứ xương: Đồ gốm tử sa chỉ có nhiệt độ nung từ 700-800 độ C, còn nhiệt độ nung gốm sứ xương phải từ 1200 độ C trở lên.
- Gốm đã nung qua lửa không có men: thường sử dụng chất liệu khô, nên thường được gọi là đồ thô mộc. Còn đồ gốm sứ xương chính là đồ gốm có tráng men.
- Độ cứng, độ bền: Gốm tử sa có kết cấu giòn, nhiệt độ nung thấp nên độ cứng không cao. Về độ bền, gốm dễ vỡ nếu làm rơi hoặc va chạm mạnh. Còn gốm sứ xương được nung ở nhiệt độ và thời gian lớn nên cứng chắc hơn gốm nhiều.
- Khả năng chịu nhiệt: Gốm tử sa thì thấp hơn gốm sứ xương, vì thế gốm tử sa không thể cho vào lò vi sóng. Còn gốm sứ xương có thể cho vào lò vi sóng mà không sợ rạn nứt hay vỡ. Tuy nhiên gốm tử sa sẽ giữ nhiệt tốt hôm gốm sứ xương
- Âm thanh khi gõ nhẹ: Gốm tử sa phát ra tiếng khá đục và mờ. Khi gõ nhẹ ở gốm sứ xương, sẽ nghe thấy âm thanh trong, ngân vang dài.
- Độ thấm nước: Gốm tử sa chống nước không tốt. Vì thế các sản phẩm làm bằng gốm tử sa thường được tráng men kín để chống nước và giữ nhiệt. Gốm sứ xương không thấm nước nên không cần phải tráng kín toàn bộ.
Ứng dụng của gốm tử sa và gốm xứ xương
- Trong cuộc sống thường ngày: Vật dụng làm từ gốm tử sa và gốm sứ xương phần lớn dành cho nhà bếp hoặc để làm đồ đựng. Đồ gốm giúp bảo quản lương thực, thực phẩm được lâu hơn và an toàn hơn. Ngoài ra, gốm tử sa và gốm sứ xương rất được ưa chuộng khi làm ấm trà, tách trà.
- Trong nghệ thuật trang trí: Những bức tranh gốm mang vẻ đẹp độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Tượng gốm mỹ nghệ tạo hình người và linh vật… được trưng bày trang trọng, mang lại sự tự tin và phong thủy cho gia chủ.
- Trong văn hóa tâm linh: Những chiếc đĩa men trắng lấy từ điển tích được bày đặt trang trọng ở bàn khách, hoặc treo lên tường. Đôi lục bình có kích thước lớn hoa văn cầu kỳ… Việc dùng đồ gốm để trang trí tư gia, nhà hàng, khách sạn, công ty thường gắn với yếu tố phong thủy.
Cách phân biệt giữa gốm tử sa và gốm xứ xương
Cách đơn giản nhất để phân biệt hai loại chất liệu này đó là đưa sản phẩm lên trước ánh sáng. Gốm sứ xương sẽ có nhiều ánh sáng xuyên qua hơn còn gốm tử sa hầu như không có.
Hoặc bạn có thể phân biệt bằng cách gõ vào sản phẩm đó. Gốm sứ xương sẽ có âm thanh ngân, vang dài hơn so với đồ gốm tử sa.
Còn có một cách thử khác đó là đổ nước lên bề mặt sản phẩm. Nếu là gốm tử sa thì nước sẽ được hút từ từ. Còn nếu là gốm sứ xương thì nước hoàn toàn không bị hút.
Muốn tìm hiểu thêm về các kiến thức phong thủy và lựa chọn các vật phẩm phong thủy, hãy liên hệ với Gia Huy để được tư vấn miễn phí bạn nhé !
Xem thêm: Tất tần tật kiến thức về phong thủy trong nội thất bạn cần biết
CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN
Liên hệ ngay với chúng tôi:
GIA HUY DECOR – TRANG TRÍ NỘI THẤT & QUÀ TẶNG
Địa chỉ:
CN 1: V11-A06, khu đô thị The Terra An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
CN 2: 253 Nguyễn Tri Phương, P5, Q10, TP.HCM
Điện thoại: 0934.655.955 hoặc 0778.288.688
Email: giahuydecor19@gmail.com